Chức năng |
|
Hướng dẫn thực hiện |
1. Khai báo mẫu báo cáo:
1 – Tạo mẫu: dùng để tạo mẫu báo cáo mới theo nhu cầu (nếu cần). 2 – Sửa mẫu: dùng để sửa mẫu báo cáo đã có sẵn. 3 – Xóa: dùng để xóa mẫu báo cáo đã có sẵn. Lưu ý: muốn xóa phải tích thêm vào ô Xác nhận xóa mẫu báo cáo để tránh thao tác xóa nhầm.
1 – Có in: chỉ tiêu sẽ được hiển thị trên các mẫu in báo cáo dạng PDF và Excel. 0 – Không in: chỉ tiêu vẫn được hiện trên màn hình kết quả báo cáo nhưng không hiển thị trên mẫu in dạng PDF và Excel. Các chỉ tiêu này thường là các chỉ tiêu khai báo trung gian để tổng hợp số liệu cho các chỉ tiêu chính thức.
0 – Tính theo mã số: dùng cho chỉ tiêu được tính toán từ kết quả của các chỉ tiêu khác (theo khai báo tại trường Công thức). 1 – Tính theo số phát sinh: dùng cho chỉ tiêu cần lấy theo số phát sinh. Chương trình sẽ dựa vào khai báo Các tài khoản và Các tài khoản đối ứng để lấy số liệu. 2 – Tính theo số dư: dùng cho chỉ tiêu cần lấy theo số dư. Chương trình sẽ dựa vào khai báo tại trường Các tài khoản để lấy số liệu.
1 – Có: dùng cho các chỉ tiêu cần lấy số dư dương bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản. 0 – Không: dùng cho các chỉ tiêu cần lấy số dư tài khoản bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản (kết quả có thể là số âm hoặc số dương). Ví dụ: chỉ tiêu Thuế và các khoản khác phải trả nhà nước cần lấy chỉ số dư bên Có TK 333_ (nếu có), không lấy số dư bên Nợ thì phải khai báo = 1.
1 – Thu: dùng cho các chỉ tiêu dòng tiền thu vào hoặc các chỉ tiêu cần giữ nguyên dấu (+-) của kết quả tính toán được. 0 – Chi: dùng cho các chỉ tiêu dòng tiền chi ra. Khi lên báo cáo, chương trình sẽ thể hiện âm kết quả tính toán được của chỉ tiêu.
1 – Tài sản: chương trình sẽ lấy số dư hoặc phát sinh bên Nợ tài khoản khai báo. 2 – Nguồn vốn: chương trình sẽ lấy số dư hoặc phát sinh bên Có tài khoản khai báo.
1 – Đầu: lấy số dư tài khoản tại thời điểm đầu kỳ báo cáo. 2 – Cuối: lấy số dư tài khoản tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
1 – Lấy chi tiết một vế của các đối tượng công nợ: dùng cho các chỉ tiêu cần lấy số dư tài khoản công nợ chỉ theo vế Có hoặc vế Nợ của các đối tượng công nợ. Ví dụ: chỉ tiêu Trả trước cho người bán cần lấy số dư bên Nợ TK 331 của các đối tượng công nợ (nếu có), không lấy số dư bên Có thì phải khai báo = 1. 0 – Không: dùng cho các chỉ tiêu cần lấy số dư theo tài khoản (có thể là tài khoản thường hoặc tài khoản công nợ nhưng không chi tiết theo đối tượng công nợ).
Lưu ý: trường hợp khai báo nhiều tài khoản thì giữa các tài khoản cách nhau dấu phẩy.
Ví dụ: chỉ tiêu có mã số 01 được tính bằng chỉ tiêu có mã số 01A trừ chỉ tiêu có mã số 01B thì nhập vào trường Công thức như sau: [01A]-[01B].
2. Truy xuất báo cáo:
|
Lưu ý |
|
Xem thêm Hướng dẫn chung khi lên báo cáo.