Bù trừ công nợ

Hạch toán

1. Bù trừ cùng đối tượng:

Nợ TK 331                        Phải trả cho người bán (A)

Có TK 131                 Phải thu khách hàng (A)

2. Bù trừ khác đối tượng:

  • Bù trừ giữa hai khách hàng:

Nợ TK 131                        Phải thu khách hàng (B)

Có TK 131                 Phải thu khách hàng (A)

  • Bù trừ giữa khách hàng và nhà cung cấp:

Nợ TK 331                       Phải trả cho người bán (B)

Có TK 131                Phải thu khách hàng (A)

Hướng dẫn thực hiện

  • Vào phân hệ Bán hàng\ Chứng từ phải thu khác, chứng từ bù trừ công nợ, chọn biểu tượng Mới trên thanh công cụ.

  • Khai báo các thông tin chung: số chứng từ, ngày hạch toán, diễn giải, trạng thái,…
    • Loại chứng từ = 1 – Chứng từ phải thu, bù trừ công nợ: dùng để ghi tăng hoặc giảm công nợ phải thu theo tài khoản.
    • Loại chứng từ = 2 – Chứng từ bù trừ công nợ chi tiết theo hóa đơn: dùng để bù trừ công nợ phải thu và công nợ phải trả chi tiết theo hóa đơn.
    • Loại chứng từ = 3 – Chứng từ điều chuyển công nợ chi tiết theo hóa đơn: dùng để chuyển công nợ phải thu của một đối tượng sang một đối tượng khác chi tiết theo hóa đơn.
    • Loại chứng từ = 4 – Chứng từ tất toán công nợ chi tiết theo hóa đơn: dùng để tất toán công nợ phải thu chi tiết theo hóa đơn.
  • Khai báo thẻ Chi tiết: tài khoản, mã khách, phát sinh nợ, phát sinh có,…
  • Nhấn Lưu.
  • Chọn biểu tượng In trên thanh công cụ để in chứng từ.

Lưu ý

  • Nhóm định khoản: cho phép hạch toán nhiều cặp định khoản (Nợ/Có) hoặc nhóm định khoản (một Nợ nhiều Có, hoặc một Có nhiều Nợ) trên cùng một chứng từ bù trừ. Giữa các cặp hoặc nhóm định khoản này được phân biệt bằng các Nhóm định khoản khác nhau. Nhóm định khoản do người dùng tự định nghĩa và nhập vào, có thể là dạng số hoặc dạng chuỗi (ví dụ: 1, 2,…, a, b,…).

    • Chuyển diễn giải trong phiếu kế toán vào sổ theo tài khoản đối ứng.
    • Theo dõi thanh toán trong phiếu kế toán, phiếu bù trừ công nợ.
    • Kiểm tra thuế trên bảng kê và ghi sổ.
  • Trường hợp Doanh nghiệp có quản lý công nợ chi tiết theo từng hóa đơn, nếu phát sinh làm giảm công nợ phải thu bằng Loại chứng từ = 1 thì cần phải thực hiện phân bổ chứng từ ghi giảm này cho hóa đơn nào tại chức năng Phân bổ tiền hàng cho các hóa đơn để làm giảm số tiền phải thu của hóa đơn. Trường hợp dùng Loại chứng từ = 2, 3, 4 thì chọn số hóa đơn ngay tại trường “Số hóa đơn phải thu” trên cùng dòng hạch toán ghi giảm tài khoản công nợ.
  • Tiện ích hỗ trợ chèn dòng, cập nhật hoặc xóa nhanh khi nhập liệu:

    • Chèn dòng: cho phép chèn thêm một dòng mới phía trên của dòng con trỏ đang đứng. 

    • Cập nhật cho các bản ghi:

Cho phép cập nhật nhanh các trường có kiểu dữ liệu dạng tìm kiếm như Tài khoản, Mã khách,…

Hướng dẫn thực hiện: đứng tại một ô có giá trị, nhấn biểu tượng trên thanh công cụ chi tiết và chọn Cập nhật cho các bản ghi, chương trình sẽ sao chép giá trị ô đó cho các ô dữ liệu trống khác.

Lưu ý: có nhiều trường dạng tìm kiếm nhưng sẽ không xử lý sao chép ví dụ mã thuế ở thẻ Thuế GTGT đầu vào.

    • Xóa chi tiết: tiện ích cho phép xóa tất cả các dòng chi tiết trên màn hình nhập liệu cùng lúc.

Báo cáo kiểm tra, đối chiếu

Xem thêm hướng dẫn Thao tác chung khi làm việc với chứng từ.

Cập nhật vào 15 Tháng Một, 2025

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

0 Shares
Copy link
Powered by Social Snap