Khai báo tăng tài sản

Hạch toán

  • Mua mới:

Nợ TK 211, 212, 213,…                     TSCĐ hữu hình; TSCĐ cho thuê tài chính; TSCĐ vô hình;…

Nợ TK 1332                                        Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.

Có TK 111, 112, 331,…       Tiền mặt; Tiền gửi ngân hàng; Phải trả cho người bán.

  • Xây dựng cơ bản: 

Nợ TK 211                                           TSCĐ hữu hình.

Có TK 241                             Xây dựng cơ bản dở dang.

  • Khác: nhận góp vốn, nhận tài trợ,…

Nợ TK 211, 212, 213,…                      TSCĐ hữu hình; TSCĐ cho thuê tài chính; TSCĐ vô hình;…

Có TK 411, 711,…                 Vốn đầu tư của chủ sở hữu; Thu nhập khác;…

Hướng dẫn thực hiện

1. Bút toán ghi tăng tài sản:

2. Khai báo thông tin tài sản:

  • Vào phân hệ Tài sản cố định\ Tài sản cố định, chọn biểu tượng Mới trên thanh công cụ.

2.1. Đối với tài sản khấu hao theo phương pháp đường thẳng:

  • Chọn Kiểu khấu hao = 0 – Đường thẳng.

  • Khai báo các thông tin chung: số thẻ tài sản, tên tài sản, loại tài sản, mã tăng tài sản, ngày tăng, ngày tính khấu hao, mã bộ phận, tài khoản tài sản, tài khoản khấu hao, tài khoản chi phí,…
    • Ngày tăng tài sản: nhập vào ngày nhận bàn giao tài sản.
    • Ngày tính khấu hao: nhập vào ngày bắt đầu trích khấu hao tài sản.
    • Số kỳ khấu hao (tháng): nhập vào số kỳ khấu hao thực tế áp dụng cho tài sản.
    • Ngày kết thúc khấu hao: được ngầm định tính dựa vào Ngày tính khấu hao và Số kỳ khấu hao, được phép sửa lại.
    • Lưu ý: thông tin này có tham gia xử lý nếu tham số Tính hết giá trị còn lại vào kỳ kết thúc khấu hao = Có (trong phần Khai báo tham số tùy chọn – phân hệ TSCĐ).
  • Khai báo thẻ Chi tiết: mã nguồn vốn, nguyên giá, giá trị đã khấu hao, giá trị khấu hao một kỳ,…
  • Khai báo thẻ Phụ tùng kèm theo (nếu có):

Phu tung kem theo 2

  • Khai báo thẻ Thông tin chung:

    • Khai báo các thông tin: số hiệu, thông số kỹ thuật, nước sản xuất, năm sản xuất,…
    • Số kỳ khấu hao quy định, hệ số cho vượt mức, nguyên giá vượt mức, tỷ lệ khấu hao vượt mức: chỉ khai báo nếu cần lên báo cáo Bảng tính khấu hao TSCĐ vượt mức (hỗ trợ cho việc xác định chi phí khấu hao hợp lý khi quyết toán thuế TNDN).
    • 1. Số kỳ khấu hao theo qui định (tháng): được ngầm định gán bằng Số kỳ khấu hao ở phần thông tin chung, được phép sửa lại. Lưu ý: trường hợp Số kỳ khấu hao nhỏ hơn số kỳ khấu hao tối thiểu theo qui định thì nhập vào số kỳ khấu hao tối thiểu theo qui định.
    • 2. Hệ số cho vượt mức (số lần): nhập vào hệ số khấu hao vượt mức cho phép theo qui định (so với mức trích khấu hao bình thường theo phương pháp đường thẳng).
    • 3. Nguyên giá vượt mức: nhập vào phần nguyên giá vượt mức đối với một số loại tài sản có qui định mức trần nguyên giá được phép trích khấu hao đưa vào chi phí hợp lý. Ví dụ: tài sản là ô tô từ 9 chổ ngồi trở xuống có giá mua là 2 tỷ, theo qui định chỉ được phép đưa vào chi phí hợp lý khi trích khấu hao tối đa là 1,6 tỷ => Nhập vào phần nguyên giá vượt mức = 0.4 tỷ.
    • 4. Tỷ lệ khấu hao vượt mức (%): ngầm định tính = [(Số kỳ khấu hao theo qui định – Số kỳ khấu hao) / Số kỳ khấu hao theo qui định)] x 100], được phép sửa lại.
  • Khai báo Thẻ Khác:

    • Giá trị làm tròn: khi tính khấu hao, nếu giá trị còn lại của tài sản sau khi tính nhỏ hơn hoặc bằng giá trị khai báo tại trường này thì hệ thống sẽ trích luôn phần giá trị còn lại này vào kỳ tính khấu hao hiện hành
    • Tính năng trên áp dụng cho mọi phương pháp tính khấu hao.
  • Nhấn Lưu.
  • Chọn biểu tượng In trên thanh công cụ để in chứng từ.

2.2. Đối với tài sản khấu hao theo phương pháp sản lượng:

  • Chọn Kiểu khấu hao = 1 – Sản lượng.

  • Khai báo các thông tin chung: số thẻ tài sản, tên tài sản, loại tài sản, mã tăng tài sản, ngày tăng, ngày tính khấu hao, tổng sản lượng, mã bộ phận, tài khoản tài sản, tài khoản khấu hao, tài khoản chi phí,…
    • Tổng sản lượng: nhập vào tổng sản lượng có thể thực hiện được trong toàn bộ vòng đời của tài sản theo thiết kế của nhà sản xuất.
  • Khai báo thẻ Chi tiết: mã nguồn vốn, nguyên giá, giá trị đã khấu hao,…
  • Nhấn Lưu.
  • Chọn biểu tượng In trên thanh công cụ để in chứng từ.

2.3. Đối với tài sản khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh:

  • Chọn Kiểu khấu hao = 2 – Số dư giảm dần có điều chỉnh.

  • Khai báo các thông tin chung: số thẻ tài sản, tên tài sản, loại tài sản, mã tăng tài sản, ngày tăng, ngày tính khấu hao, tỷ lệ khấu hao nhanh, số kỳ khấu hao đầu kỳ, mã bộ phận, tài khoản tài sản, tài khoản khấu hao, tài khoản chi phí,…
    • Tỷ lệ khấu hao nhanh: nhập vào tỷ lệ khấu hao nhanh của tài sản. Lưu ý: nhập theo số thập phân. Ví dụ: tỷ lệ khấu hao nhanh là 40% thì nhập vào giá trị 0.4.
    • Số kỳ khấu hao đầu kỳ (nếu có): nhập vào số dư của phép chia [Tổng số kỳ đã tính khấu hao trước khi sử dụng chương trình /12].
    • Lưu ý: chỉ nhập đối với tài sản đã khấu hao trước khi sử dụng chương trình. Ví dụ: tài sản đã khấu hao tính đến thời điểm bắt đầu sử dụng chương trình là 27 kỳ (tháng) thì nhập vào giá trị là 3 (số dư của phép chia 27/12); 6 kỳ thì nhập vào giá trị = 6; 12 kỳ thì nhập vào giá trị = 0;…
  • Khai báo thẻ Chi tiết: mã nguồn vốn, nguyên giá, giá trị đã khấu hao, giá trị khấu hao đầu kỳ,…
    • Giá trị khấu hao đầu kỳ (nếu có): nhập vào giá trị đã khấu hao tương ứng với Số kỳ khấu hao đầu kỳ ở phần thông tin chung.
    • Lưu ý: chỉ nhập đối với tài sản đã trích khấu hao trước khi sử dụng chương trình.
  • Khai báo thẻ Thông tin chung:

    • Số kỳ khấu hao còn lại: được ngầm định bằng Số kỳ khấu hao ở phần thông tin chung, được phép sửa lại.
    • Lưu ý: chỉ cần nhập đối với tài sản đã trích khấu hao trước khi sử dụng chương trình và nhập vào số kỳ khấu hao còn lại tính từ thời điểm bắt đầu sử dụng chương trình.
  • Nhấn Lưu.
  • Chọn biểu tượng In trên thanh công cụ để in chứng từ.

Báo cáo kiểm tra, đối chiếu

Xem thêm hướng dẫn Thao tác chung khi làm việc với chứng từ.

Cập nhật vào 27 Tháng Mười, 2020

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

0 Shares
Copy link
Powered by Social Snap