Tờ khai thuế giá trị gia tăng

Chức năng

  • Dùng để kê khai các thông tin về doanh số và thuế, qua đó xác định được số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp.

Hướng dẫn thực hiện

1. Khai báo mẫu báo cáo:

  • Vào phân hệ Tổng hợp\ Tạo mẫu báo cáo\ Tờ khai thuế GTGT.
  • Màn hình lọc:

Tạo mẫu Tờ khai GTGT 1

    • Mẫu báo cáo: chọn mẫu báo cáo đã có sẵn để sửa hoặc sao chép sang mẫu mới hoặc để xóa.
    • Loại: 

1 – Tạo mẫu: dùng để tạo mẫu báo cáo mới theo nhu cầu (nếu cần).

2 – Sửa mẫu: dùng để sửa mẫu báo cáo đã có sẵn.

3 – Xóa: dùng để xóa mẫu báo cáo đã có sẵn. Lưu ý: muốn xóa phải tích thêm vào ô Xác nhận xóa mẫu báo cáo để tránh thao tác xóa nhầm.

    • Thẻ Khác: khai báo thông tin mẫu báo cáo theo qui định.

Tạo mẫu Tờ khai GTGT 2

  • Nhấn Nhận.
  • Chọn biểu tượng Mới hoặc Sửa trên thanh công cụ:

  • Giải thích một số trường thông tin:
    • Số thứ tự: thứ tự sắp xếp các chỉ tiêu khi lên báo cáo.
    • Số thứ tự khi in: số thứ tự hiển thị trên mẫu in (theo mẫu qui định).
    • Mã số: mã số của chỉ tiêu phục vụ cho việc tính toán, tổng hợp số liệu.
    • Mã in cột tiền, cột thuế: mã số hiển thị trên mẫu in (theo mẫu qui định).
    • In:

1 – Có in: chỉ tiêu sẽ được hiển thị trên các mẫu in báo cáo dạng PDF và Excel.

0 – Không in: chỉ tiêu vẫn được hiện trên màn hình kết quả báo cáo nhưng không hiển thị trên mẫu in dạng PDF và Excel. Các chỉ tiêu này thường là các chỉ tiêu khai báo trung gian để tổng hợp số liệu cho các chỉ tiêu chính thức. 

    • Cách tính:

Theo mã số: dùng cho chỉ tiêu được tính toán từ kết quả của các chỉ tiêu khác (theo khai báo tại trường Công thức).

Theo số dư tài khoản: dùng cho chỉ tiêu cần lấy theo số dư. Chương trình sẽ dựa vào khai báo Các tài khoản nợ hoặc Các tài khoản có để lấy số liệu. 

Theo số phát sinh: dùng cho chỉ tiêu cần lấy theo số phát sinh. Chương trình sẽ dựa vào khai báo Các tài khoản nợCác tài khoản có để lấy số liệu.

Kỳ trước: phục vụ cho việc lên số liệu của chỉ tiêu 001 – Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang.

    • Lấy từ tệp:

0 – Sổ cái: dùng cho chỉ tiêu cần lấy dữ liệu theo tài khoản kế toán.

1 – Thuế đầu vào: dùng cho chỉ tiêu cần lấy dữ liệu theo tệp lưu thông tin hóa đơn GTGT đầu vào.

2 – Thuế đầu ra: dùng cho chỉ tiêu cần lấy dữ liệu theo tệp lưu thông tin hóa đơn GTGT đầu ra.

    • Mã thuế: cho phép lọc dữ liệu theo Mã thuế đối với các chỉ tiêu có khai báo Lấy từ tệp = 1, 2.
    • Thuế đầu vào:

1 – Chỉ tính chứng từ có thuế: chỉ lọc dữ liệu các hóa đơn có thuế GTGT đầu vào > 0 đối với các chỉ tiêu có khai báo Lấy từ tệp = 1.

0 – Tính tất cả: lấy tất.

    • Các tài khoản nợ/Các tài khoản có: khai báo các tài khoản cần lấy số liệu. Đối với chỉ tiêu tính theo số dư thì chỉ được nhập một trong hai trường. Riêng chỉ tiêu tính theo số phát sinh thì được phép nhập cả hai (khi đó chương trình sẽ lấy phát sinh theo đúng đối ứng nợ/có khai báo).

Lưu ý: trường hợp khai báo nhiều tài khoản thì giữa các tài khoản cách nhau dấu phẩy.

    • Công thức: chỉ cập nhật khi Cách tính = 0 – Theo mã số, có thể khai báo các phép tính cộng/trừ/nhân/chia từ các mã số đã được khai báo và phải được đặt trong dấu ngoặc vuông [ ].

Ví dụ: chỉ tiêu có mã số 110 được tính tổng từ các chỉ tiêu có mã số 111, mã số 112 thì nhập vào trường Công thức như sau: [111]+[112].

    • Kiểu hiện:

0 – Cả hai: dùng cho chỉ tiêu cần hiển thị số liệu tại cả 2 cột (Doanh số và Thuế) trên mẫu in.

1 – Thuế: dùng cho chỉ tiêu chỉ cần hiển thị số liệu tại cột Thuế trên mẫu in.

2 – Doanh số: dùng cho chỉ tiêu chỉ cần hiển thị số liệu tại cột Doanh số trên mẫu in.

    • Mã số kỳ sau: dùng để nhập mã số của chỉ tiêu Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, phục vụ cho Cách tính = Kỳ trước.
  • Nhấn Lưu.

2. Truy xuất báo cáo:

  • Vào phân hệ Tổng hợp\ Thuế…\ Tờ khai thuế GTGT.
  • Màn hình lọc:

Tờ khai thuế giá trị gia tăng-điều kiện lọc

  • Màn hình kết quả:

Tờ khai thuế GTGT - BC

Lưu ý

  • Trường hợp muốn điều chỉnh số liệu hoặc cần tự nhập cho một số chỉ tiêu trên báo cáo thì vào chức năng Tổng hợp/ Điều chỉnh số liệu báo cáo/ Tờ khai thuế GTGT để cập nhật.
  • Tiện ích Điều chỉnh loại kê khai cho hóa đơn: cho phép lọc các hóa đơn đầu vào, đầu ra để điều chỉnh lại Loại kê khai
    • Nhấn nút Điều chỉnh loại kê khai cho hóa đơn trên thanh công cụ.

    • Màn hình điều chỉnh xuất hiện:

Khai báo các thông tin điều kiện lọc: đơn vị, ngày chứng từ, mã chứng từ, số hóa đơn,…

Sau đó nhấn nút Lấy số liệu để tải lên thông tin của hóa đơn cần điều chỉnh và thay đổi loại kê khai mong muốn tại trường Loại kê khai.

Nhấn Nhận và làm tươi tờ khai để xem kết quả dữ liệu mới.

     Xem thêm hướng dẫn trường Loại kê khai tại đây.

  • Tiện ích Xem chi tiết chỉ tiêu: cho phép xem số liệu chi tiết của chỉ tiêu dựa vào khai báo Cách tínhLấy từ tệp trên khai báo mẫu tờ khai thuế.

    • Đứng tại chỉ tiêu cần xem chi tiết và nhấn nút Xem chi tiết chỉ tiêu trên thanh công cụ.
    • Lưu ý:

Cách tính = Theo số dư tài khoản: chương trình sẽ truy vấn về số liệu chi tiết của báo cáo Bảng cân đối số phát sinh các tiểu khoản của một tài khoản.

Cách tính = Theo số phát sinh và Lấy từ tệp = 0 – Sổ cái: chương trình sẽ truy vấn về số liệu chi tiết Bảng kê chứng từ.

Cách tính = Theo số phát sinh và Lấy từ tệp = 1 – Thuế đầu vào: cchương trình sẽ truy vấn về số liệu chi tiết Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.

Cách tính = Theo số phát sinh và Lấy từ tệp = 0 – Thuế đầu ra: chương trình sẽ truy vấn về số liệu chi tiết Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra.

  • Nút Lưu: dùng để phục vụ cho chỉ tiêu có khai báo Cách tính = Kỳ trước.

    • Lưu ý: để lên được số liệu tại chỉ tiêu có Cách tính = Kỳ trước cho kỳ báo cáo này thì kỳ báo cáo trước đó phải được nhấn Lưu.
  • Chương trình cho phép kết xuất báo cáo ra tệp Excel và sử dụng tệp này để chuyển vào phần mềm HTKK thuế của Tổng Cục thuế thông qua công cụ HTKKConverter.exe (tải về tại đây).

Xem thêm Hướng dẫn chung khi lên báo cáo.

Cập nhật vào 15 Tháng Tư, 2024

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

0 Shares
Copy link
Powered by Social Snap