Xuất trả lại nhà cung cấp

Hạch toán

Nợ TK 111, 112, 331                          Tiền mặt; Tiền gửi ngân hàng; Phải trả cho người bán

Có TK 152, 156, 611               Nguyên liệu, vật liệu; Hàng hóa; Mua hàng

Có TK 1331                              Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ

Hướng dẫn thực hiện

  • Vào phân hệ Mua hàng\ Phiếu xuất trả lại nhà cung cấp, chọn biểu tượng Mới trên thanh công cụ.

  • Khai báo các thông tin chung: mã nhà cung cấp, mã nhập xuất, tài khoản nợ, số hóa đơn, ngày hạch toán, trạng thái,…
  • Khai báo thẻ Chi tiết: mã hàng, mã kho, số lượng, giá, tiền hàng, tài khoản có,…
  • Khai báo thẻ Thuế: phục vụ cho việc lên Bảng kê thuế GTGT đầu vào.

    • Mẫu báo cáo: chọn loại hóa đơn mua hàng tương ứng cho mẫu báo cáo

3 – Hóa đơn giá trị gia tăng.

4 – Hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn.

5 – Hóa đơn bán hàng thông thường.

    • Mã tính chất: chọn phân loại tính chất thuế được khấu trừ theo qui định

1 – Hàng hóa, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế.

2 – Hàng hóa, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT.

3 – Hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện khấu trừ thuế.

    • Loại kê khai: ngầm định = 1 – Kê khai cùng kỳ khi thêm mới chứng từ
  • 1 – Kê khai cùng kỳ: áp dụng cho các hóa đơn phát sinh kỳ nào khai thuế kỳ đó. Lưu ý: các chứng từ để rỗng trường này xem như kê khai cùng kỳ.

    2 – Kê khai kỳ trước: áp dụng cho các hóa đơn phát sinh kỳ này nhưng muốn khai thuế cho kỳ trước do hóa đơn bị xuất trả thuộc kỳ trước. Lưu ý: theo quy định chỉ cho phép chọn loại này khi kỳ trước chưa nộp tờ khai thuế. Ngoài ra, theo quy định còn cho phép nếu không chọn loại này thì có thể chọn loại 3 – Kê khai bổ sung tại HTKK (xem bên dưới). 

    3 – Kê khai bổ sung tại HTKK: áp dụng cho các hóa đơn phát sinh kỳ này nhưng không được phép lên tờ khai kỳ này do hóa đơn bị xuất trả thuộc các kỳ kê khai thuế trước đó đã nộp tờ khai. Lưu ý: khi chọn loại này thì người dùng cần khai bổ sung ở phần mềm HTKK và tạo bút toán điều chỉnh trên chương trình (nếu có).

    9 – Khác: không lên tờ khai, dùng cho các trường hợp đặc thù khác (dự phòng khi cần).

    Lưu ý: loại 1/2/3 cho phép lọc khi lên các báo cáo thuế, loại 9 không ghi sổ thuế nên không lên bất kỳ báo cáo thuế nào.

  • Khai báo thẻ Chứng từ gốc (nếu có): số chứng từ kèm theo, thông tin chi tiết số chứng từ gốc (dùng cho mẫu in Phiếu xuất kho).

  • Nhấn Lưu.
  • Chọn biểu tượng In trên thanh công cụ để in chứng từ.

Lưu ý

  • Tiện ích Lấy số liệu từ hóa đơn:

    • Cho phép chọn hóa đơn mua hàng cần xuất trả. Sau khi chọn, chương trình sẽ hiển thị dữ liệu của hóa đơn bị xuất trả, cho phép sửa lại.
    • Trường hợp Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử thì bắt buộc phải sử dụng tính năng này để hệ thống ghi nhận hóa đơn nào điều chỉnh cho hóa đơn nào (xem thêm hướng dẫn Phát hành hóa đơn điện tử).
  • Mã giao dịch: cho phép tạo các mã giao dịch xuất trả khác nhau tùy theo yêu cầu quản lý (xem hướng dẫn tại Danh mục mã giao dịch).
  • Mã nhập xuất: chọn lý do xuất.
  • Tài khoản có: chương trình tự ngầm định theo tài khoản được khai báo trong Mã nhập xuất (nếu có), được phép sửa lại.
  • Số hóa đơn: chọn từ Mã quyển hóa đơn hoặc nhập vào số hóa đơn (nếu sử dụng hóa đơn tự in hoặc đặt in). Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử xem hướng dẫn chi tiết tại đây.
  • Giá xuất trả: người dùng tự nhập hoặc tự động hiện ra khi Lấy số liệu từ hóa đơn.
  • Thông tin tiền hàng, thuế GTGT xuất trả được chuyển vào Bảng kê thuế GTGT đầu vào với giá trị âm. Trường hợp người dùng muốn chuyển vào Bảng kê thuế GTGT đầu ra với giá trị dương thì tích chọn ô Chuyển vào bảng kê thuế đầu ra ở thẻ Thuế.

Báo cáo kiểm tra, đối chiếu

Xem thêm hướng dẫn Thao tác chung khi làm việc với chứng từ.

Cập nhật vào 3 Tháng Một, 2024

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

0 Shares
Copy link
Powered by Social Snap